Hoa quả không hóa chất công nghiệp- Cam sành hàm yên
Hoa quả không hóa chất công nghiệp- Phát triển cam sành chất lượng cao Tỉnh Tuyên Quang
Để giữ gìn thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành Hàm Yên, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên đã và đang đề ra nhiều giải pháp tích cực, trong đó tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Qua đó nâng cao giá trị sản xuất và phát triển cam sành hàng hóa bền vững nhất.
Tại buổi đánh giá nội bộ của tổ sản xuất cam VietGAP tại thôn 1 Thuốc Thượng, xã Tân Thành, ngoài việc trao đổi những vấn đề liên quan đến việc sản xuất cam sạch trong quá trình thực hiện, 17 hộ gia đình tham gia tổ hợp tác còn được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên hướng dẫn vẽ sơ đồ, xác định địa điểm vườn cam của từng hộ gia đình, phục vụ cho đánh giá và cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP sắp tới. Bà con rất vui bởi khi tham gia tổ sản xuất này, các thành viên trong tổ có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để cùng nâng cao giá trị sản xuất cam….
Năm 2015, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên thực hiện mô hình sản xuất cam tiêu chuẩn VietGAP theo triển khai của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh. Theo đó, 2 tổ sản xuất cam VietGAP được thực hiện điểm với tổng cộng trên 22 ha, 21 hộ gia đình tham gia. Trong đó, 17 hộ gia đình với 12,7 ha của xã Tân Thành và 4 hộ gia đình với 10 ha của xã Yên Phú. Trong quá trình triển khai thực hiện, các hộ được hỗ trợ một phần vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; được tập huấn, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cam theo quy trình VietGAP. Bên cạnh đó, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên cũng đã hỗ trợ một số bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các vườn cam nhằm giúp bà con có thể thu gom và tiêu hủy các bao bì đúng cách, và dần hướng bà con hình thành thói quen sản xuất mới, an toàn gắn với bảo vệ môi trường.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn huyện Hàm Yên có gần 40 hộ gia đình đang sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, bao gồm 2 tổ sản xuất đang thực hiện năm 2015 và các hộ đã tham gia mô hình của những năm trước hiện nay vẫn duy trì. Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hàm Yên, cam được sản xuất theo quy trình VietGAP có năng suất tăng từ 1-1,5 lần so với quy trình thường, hiệu quả kinh tế tăng từ 25-30% và được thị trường rất ưa chuộng. Vừa qua, huyện Hàm Yên đã ký kết hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cam VietGAP với Công ty cổ phần đầu tư Nông nghiệp công nghệ cao và được công ty đánh giá rất cao về chất lượng.
Là một trong những giải pháp giữ gìn thương hiệu cam sành Hàm Yên nên việc sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP đang được các ngành liên quan của huyện Hàm Yên nhân rộng theo diện mô hình vệ tinh. Qua đây góp phần phát triển cây cam bền vững./.
1.
in vải áo
2.
in vải kỹ thuật sô
3.
in vải khổ lớn
4.
chọn mẫu vải cho váy hè
5.
in chuyển nhiệt là gì
6.
công nghệ in chuyển nhiệt
7.
in ép nhiệt kỹ thuật số
8.
vai trò của in ép nhiệt
9.
in áo thun cotton
10.
in vải các mẫu hoa văn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét